Nhiều trường hợp sau một thời gian vận hành máy bơm có hiện tượng rỗ trên mặt cánh quạt và một số bộ phận, có một số vết rỗ với khe rỗ ở mức rộng, có khi xuyên thủng các bộ phận của máy bơm. Người ta nghiên cứu vấn đề trên và phát hiện ra đó là hiện tượng thuỷ lực đo các bọt hơi nưóc hay các bọt khí xuất hiện sinh ra vì một nguyên nhân nào đó áp lực dòng chảy giảm xuống tới áp lực bốc hơi. Người ta gọi đó là hiện tượng khí thực.
Đối với máy bơm hiện tượng này thường xảy ra và nó gây nhiều tác hại lớn. Do đó khi sử dụng máy bơm cần phải hiểu và tìm mọi cách phòng ngừa.
1. Sự hình thành khí thực
Trong quá trình máy bơm làm việc, dòng chảy ở cánh bơm cũng như buồng cánh có vận tốc lớn, nếu do một nguyên nhân nào đó cánh không thuận hoặc mặt cứng (cánh, thành buồng) khống trơn nhẵn, áp lực trong chất lỏng giảm thấp xuống bằng áp lực hoá hơi, chất lỏng sẽ sôi, trong chất lỏng xuất hiện các bọt khí chứa đầy hơi nước và bọt khí. Các bọt khí này cùng chuyển động theo dòng chất lỏng tới mặt trước cánh quạt, vùng này do chất lỏng được truyền nãng lượng nên có áp lực rất cao, thì bị nén lại, hơi nước và bọt khí ngưng tụ lại thành nước để lại các túi rỗng chân không. Lập tức các hạt chất lỏng ở xung quanh túi rỗng lao vào chiếm chỗ với vận tốc lớn vì không gặp trở ngại nào, lập tức chúng va chạm vào nhau ở trung tâm túi rỗng và ngừng lại đột ngột, sinh ra áp lực nước va có giá trị rất lớn lên tới hành nghìn átmốtphe. Ap lực này bắn phá vào mặt cánh quạt hoặc thành buồng phá huỷ bề mặt cứng (gang, thép…) làm cho cánh bơm hoặc thành buông bị rỗ hoặc sứt mẻ. Sau khi va đập, các hạt chất lỏng lại bát trở ra, áp lực ở tâm túi rỗng lại giảm và các hạt chất lỏng lại lao vào chiếm chỗ, quá trình diễn biến lặp lại như ban đầu. Như vậy áp lực tại một điểm ở sau mặt cánh quạt lúc dương, lúc âm biến đổi dấu theo thời gian có chu kỳ rất ngắn. (Theo Gale, áp lực bắn phá tại một điểm trên mặt cánh quạt là 9.000atm, tần số va đập của hạt chất lỏng lên tới 25.0001 lec).
Khi xuất hiện khí thực thì nhiệt độ tại đó tăng cao, xuất hiện quá trình điện hoá làm quá trình xâm thực tãng mạnh. Quá trình xâm thực mang tính cộng hưởng với chu kỳ và tần số cao, nên không những kèm theo sự phá hủy mật cứng mà còn gày ra chấn động công trình, kèm theo những âm thanh, những tiếng rít lớn.
Mặt trước cánh quạt, chất lỏng được truyền năng lượng nên áp lực rất lớn, ngược lại ở mặt sau cánh quạt không được truyền nãng lượng nên áp suất giảm, đây là nơi dễ phát sinh khí thục nhất.
2. Nguyên nhân phát sinh khí thực hiện tượng khí thực do một số nguyên nhân sau:
- Độ cao hút nước địa hình của máy bơm (hs) quá lớn do mực nước bé hút xuống quá thấp.
- Tổn thất thuỷ lực trong ống hút cùa máy bơm (htth) quá lớn
- Nơi đặt máy bơm quá cao so với mực nước biển (vì ở tại đó áp suất khí trời giảm tức là áp suất bể hút (Pa) giảm)
- Nhiệt độ chất lỏng tăng cao làm cho chất lòng dê bốc hơi
- Áp suất của bể hút giảm (khi máy bơm hút chất lỏng trong bình kín loãng khí)
- Lưu tốc chất lỏng qua máy bơm tãng cao (P.v = hằng số, v tăng thì p giảm, nên áp suất bị giảm). Trường hợp này xảy ra khi mực nước bể hút tăng vọt làm cho cột nước giảm nhanh, lưu lượng cột nước máy tăng lên do đó lưu tốc tăng.
- Hình dạng cánh quạt bánh xe công tác không phù hợp, hoặc mặt tiếp xúc của bề mặt bánh xe với chất lỏng không trơn gây ma sát lớn.
- Khi đóng mở máy dột ngột sinh ra nước va thì cũng có thể gây ra khí thực.
3. Tác hại của khí thực
Khí thực xuất hiện trong máy bơm phát sinh tiếng động, tiếng nổ giòn liên tục. Máy bơm sẽ rung động tiếp sau đó phát ra tiếng gầm rú liên hồi có chu kỳ. Lúc này bên trong các bộ phận đã bị rỗ như tổ ong hoặc bị sứt mẻ.
Máy bơm càng lớn, hiện tượng phát triển càng nhanh, tiếng gầm càng lớn, rung động mạnh, phá hoại nhanh, có khi chỉ vài ngày máy bơm bị hư hòng nặng.
Tác hại của khí thực bao gồm:
- Giảm nhanh tuổi thọ máy bơm: Các bộ phận của máy bơm bị rỗ, sứt mẻ hoặc bị phá huỷ hoàn toàn.
- Ảnh hưởng tới nhà trạm và các thiết bị khác: Rung động mạnh làm cho nhà máy có thể bị lún, nứt, gẫy, đổ, các trục nối động cơ và máy bơm bị cong, vênh, gãy, hỏng… gây ra trạng thái mất ốn định của trạm, xảy ra sự cố, không an toàn…
4. Biện pháp phòng chống
Tác hại do hiện tượng của khí thực gây ra đối với máy bơm là rất nghiêm trọng. Cho nên từ các cống tác chế tạo, thiết kế công trình cho đến việc sử dụng vận hành, những người làm công tác kỹ thuật phải hạn chế mức cao nhất khả năng gây ra hiện tượng khí thực trong máy bơm.
- Trong chế tạo: Qua nghiên cứu cho thấy dạng cánh quạt cần thiết kế sao cho sự giảm áp suất ở mặt sau cánh quạt đồng đều không có chỗ giảm quá đột ngột. Góc nghiêng của cánh quạt ở vào chỗ bánh xe nhỏ sẽ ít có khả năng phát sinh ra khí thực. Dòng chảy của bánh xe cánh quạt không được ngoặt quá đột ngột. Có thể giảm vận tốc dòng chảy vào bánh xe bằng cách cho nước chảy vào hai cửa hoặc mở rộng đường kính. Bọc ngoài các bộ phận hay bị khí thực bằng lớp kim loại rắn…
- Trong thiết kế công trình: Phải đảm bảo cho độ cao hút yêu cầu của máy bơm không lớn hơn độ cao hút nước cho phép của máy bơm. Ong hút thiết kế sao cho tổn thất nhỏ nhất (ngắn nhất, ít chỗ ngoặt, hạn chế các van trên ống hút…) để dòng chảy vào bánh xe cánh quạt được phân bố đều đặn.
- Trong sử dụng vận hành: Phải giữ cho máy bơm làm việc với các thông số không vượt quá các thông số định mức của nó (Lưu Lượng, số vòng quay, cột nước và độ cao hút). Nếu mức nước xuống thấp hơn mức nước cho phép phải lập tức dừng máy, ngăn ngừa tác nhân bên ngoài có thể gây ra bọt khí (như xoáy, cuộn rác, vật cản dòng ở buồng hút). Khi phát hiện có hiện tượng khí thực phái dừng bơm kịp thời và tìm nguyên nhân khắc phục.