Hướng dẫn sử dụng máy bơm Ebara model FSA

/ / Tư vấn kỹ thuật
bom ebara FSSA

Hướng dẫn sử dụng bơm EBARA model FSA – Máy bơm nên đặt trong nhà. Nếu đặt ngoài trời cần có mái hoặc che đậy để bảo vệ trong mọi thời tiết

Kiểm tra các mục sau đây khi nhận máy Bơm:

1. Máy bơm này có đúng là loại đã đặt hàng không ? Kiểm tra nhãn hiệu. Đặc biệt quan trọng là kiểm tra xem máy bơm này được dùng với dòng điện 50Hz hay 60Hz

2. Có hiện tượng hư hỏng nào trong quá trình vận chuyển bằng đường biển hay không? Có bị mất một vài bu-lông hay đai ốc hay không ?

3. Có đủ tất cả các phụ kiện được cung cấp hay không? ( theo tờ danh sách các phụ kiện tiêu chuẩn, xem phần cấu tạo )

 

Chúng tôi khuyên bạn nên có máy bơm dự phòng trong trường hợp khẩn cấp. Hãy giữ sổ tay vận hành tại nơi an toàn để tham khảo sau này.

Các thông số kỹ thuật chung:

Lắp đặt:

 

1. Xác định vị trí

(1) Máy bơm nên đặt trong nhà. Nếu đặt ngoài trời cần có mái hoặc che đậy để bảo vệ trong mọi thời tiết

(2) Lắp đặt tại vị trí thuận lợi cho công tác bảo dưỡng về sau.

(3) Có biện pháp phòng ngừa để người không có trách nhiệm không vào được nơi đặt bơm.

(4)Lắp đặt bơm càng kín nước càng tốt. Chiều cao hút ( chiều cao từ mặt nước tĩnh đến tâm bơm ) nên ngắn nhất và chiều dài ống hút cũng nên ngắn nhất.

(5) Chiều cao hút nên nhỏ hơn 6 mét . Trong các trường hợp cụ thể, chẳng hạn như bơm nước nóng thì chiều cao hút phải thấp hoặc âm so với tâm bơm. Để tối thiểu tổn thất đường ống hút, thì phải tránh sử dụng nhiều cút cong và van, v.v.v

 

2. Lắp ống:

(1) Sử dụng giá đỡ thích hợp cho ống hút và ống xả để hạn chế bơm và động cơ điện bị lệch tâm.

(2) Van một chiều phải được đặt giữa bơm và van xả trong các trờng hợp sau : khi ống hút của bơm dài ; khi cột áp thực tế cao; khi bơm vận hành ở chế độ tự động ; bơm tăng áp; hoặc khi lắp bơm song song với 2 hay nhiều bơm.

(3) Lắp van xả khí cho ống để ngăn ngừa các túi khí do kết cấu. Lưu ý van xả

khí đó không lắp ỏ vị trí áp suất thấp hơn áp suất khí quyển vì như vậy van có thể hút vào thay vì phải xả khí ra.

(4)Để giảm hiện tượng nước va cần lắp một thiết bị như 1 van một chiều đóng nhanh.

(5)Hệ thống hút :

– Đầu cuối của ống hút cần phải được ngập sâu trong nước ít nhất hơn 2 lần đường kính ống D và cần được đặt cách mặt đáy hố hút từ 1 ~ 1.5 D

– Lắp 1 rọ rác tại cuối ống hút để ngăn rác lọt vào buồng bơm.

– Ống hút cần phải đặt nghiêng hướng lên trên ( lớn hơn 1/100) so với bơm để tránh hình thành túi khí. Ống được liên kết chặt khí sao cho không cho khí lọt vào.

– Đảm bảo cho ống hút ngắn và thẳng đến mức có thể. Không lắp van cổng trên ống hút.

– Kích thước ống hút côn hút được chỉ rõ trong bảng 1. Lắp côn hút được chỉ trong hình 1 để ngăn ngừa tạo nên túi khí. Côn hút được dung như một phụ kiện riêng rẽ đặc biệt.

– Đối với hệ thống dòng vào ( thu nước) chúng tôi xin đề nghị bạn nên lắp van chặn trên ống hút để dễ dàng tháo dỡ, kiểm tra máy bơm.

3. Chỉnh tâm:

Mặc dù máy bơm và động cơ đã được căn tâm tại nhà máy, nhưng bệ bơm có thể bị biến dạng khi các bu-lông móng được đặt vào trong quá trình lắp đặt. Căn tâm bằng cách đặt các tấm căn đệm giữa mặt móng và mặt đáy bệ bơm sao cho khớp nối trục ở trong khoảng được chỉ dẫn trong hình 2

Sau khi hệ thống ống xả và hút được hoàn chỉnh kết nối với bơm. Nếu động cơ điện thấp hơn tâm trục thì đặt các tấm căn đệm với chiều dày khác nhau dưới chân động cơ, và căn chỉnh trục khớp nối nằm trong giới hạn minh hoạ trên hình 2.

Bảo vệ khớp nối được tháo ra để chỉnh tâm, bạn phải bảo đảm là phải lắp lại trước khi vận hành bơm.

 

4. Đấu dây cáp điện:

(1)Việc đấu dây được chỉ dẫn theo hình 3. Điều đó quan trọng để đấu dây đúng, động cơ điện được tiếp địa đúng quy cách.

(2)Kiểm tra các mục sau đây trước khi đóng cầu giao điện :

– Cầu chì có phù hợp không

– Đấu dây cáp điện đã đúng chưa

– Động cơ đã được tiếp địa chưa?

– Với động cơ điện 3 pha, cần xem đấu dây đã hoàn chỉnh chưa? Nếu vận hành chỉ với 2 pha sẽ dẫn đến mất pha và động cơ điện bị cháy.

(3) Điện thế đấu nối với động cơ có thể ±10% của điện thế danh định. Sự vượt quá danh định này có thể sẽ dẫn đến hư hỏng động cơ.

(4) Sự quá tải động cơ không thuộc phạm vi liệt kê sẽlàm giảm công suất, không kinh tế và dẫn đến hỏng hóc động cơ.

Chúng tôi để nghị lắp rơ le bảo vệ để tránh cháy nổ động cơ khi xảy ra quá tải.

5. Vận hành

Trước khi khởi độngQuay bằng tay, hoặc xoay rãnh trên phần cuối trục bằng clê.

(1)Xoay bơm bằng tay để kiểm tra độ quay trơn. Nếu sự chuyển động khó khăn hoặc không đều thì các bộ phận bên trong bơm có thể bị han gỉ hoặc sợi tuýp làm kín bó quá chặt.

(2) Tháo bu-lông khớp nối và vận hành động cơ trong khoảng khắc để kiểm tra chiều quay đúng. Bơm phải quay theo chiều kim đồng hồ khi nhìn từ phía động cơ. Lắp lại bu-lon khớp nối sau khi việc kiểm tra hoàn tất.

(3) Mồi bơm . Nếu vận hành bơm mà không mồi nước thì bơm sẽ bị hỏng. Mở van xả khí và mồi bơm. Quay bơm bằng tay khi mồi để xả hết khí bên trong buồng bơm.

Vận hành

 

(1) Đóng van xả khí và van xả sau khi việc mồi bơm được hoàn tất. Nếu có van hút thì phải mở hoàn toàn.

(2) Bật công tắc điều khiển 2 hoặc 3 lần trong khoảng khắc để kiểm tra điều kiện hoạt động. Lắp bảo vệ khớp nối sau khi kiểm tra vận hành thử được hoàn tất.

(3) Bắt đầu vận hành dài hạn bằng cách mở từ từ van phía xả.

(4) Kiểm tra áp suất, dòng điện (A), độ rung, độ ồn ( tham khảo phần bảo dưỡng) đều trong mức bình thường. Cả 2 đồng hồ đo áp lực hút và đẩy đều được khoá van, khi kiểm tra kỹ thuật mới được mở ra. Nếu chúng mở thường xuyên thì sẽ mau hỏng sau thời gian ngắn.

(5) Nếu không có van 1 chiều trên đường ống đẩy, đóng từ từ van cổng trước khi dùng vận hành bơm. Ngắt công tắc điện khi van cổng được đóng hoàn toàn.

(6) Lần vận hành tiếp theo sẽ không cần kiểm tra vận hành ngắn hạn, nếu mọi điều kiện đều bình thường

6. BẢO DƯỠNG

Bảo đảm chắc chắn rằng công tắc vận hành bơm đã cắt trước khi thực hiện kiểm tra, bơm có thể đột nhiên khởi động nếu nó là loại vận hành tự động.

1. Kiểm tra hằng ngày:

(1) Sự biến đổi dòng điện, áp suất, sự rung động hoặc tiếng ồn khác thường đều là những dấu hiệu của sự hỏng hóc. Tra cứu “SỰ CỐ, NHUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC” và sửa chữa càng sớm càng tốt. Chúng tôi đề nghị bạn lưu giữ ghi chép hằng ngày về điều kiện vận hành sao cho bạn có thể phát hiện sớm những dấu hiệu sai hỏng.

(2) Nhiệt độ vận hành cho phép tối đa của vòng bi không được vượt quá 80°C.

(3) Nước không bị rò rỉ nếu vòng bịt trục là bình thường. Xiết lại kỹ lưỡng vòng

bịt khi có nước rò rỉ. Sự rò rỉ của đệm bít phải giữ ở mức thấp để nó giỏ giọt đều đều hoặc ri rỉ (khoảng 20ml/phút). Không xiết quá chặt, không đều tay hoặc khi bơm đã dừng vận hành.

(4) Hình 4 chỉ rõ mức độ bình thường của sự rung động khi lắp đặt ống và bơm đúng quy cách. Sự rung động quá lớn có thể bị gây ra do điều kiện chẳng hạn như: cân chỉnh tâm sai, ống có khuyết tật hoặc bu-lông móng bị lung lay (lỏng lẻo, không chắc). Cần kiểm tra một cách kỹ lưỡng. Trong trường hợp rung động đặc biệt thì cần thiết phải tiến hành đo kiểm tra. Ebara có thể đáp ứng yêu cầu: máy đo độ rung, khớp nối Ebara, liên kết nối và ống giảm thanh Ebara (thiết bị hấp thụ tiếng đập của áp suất).

2. Tỉ mỉ quan sát những điểm sau đây:

Vận hành bơm trong một quá trình lâu dài với van đẩy bị đóng sẽ làm cho các chi tiết bơm bị hỏng.

Nếu đóng và ngắt bơm quá liện tục sẽ làm hỏng bơm. Đảm bảo tần số khởi động bơm tới mức nhỏ nhất.

Đảm bảo chắc chắn công tắc khởi động bơm được ngắt trong trường hợp điện bị sự cố. Vì nếu để công tắc không ngắt như vậy thì rất nguy hiểm bởi khi có điện trở lại bơm sẽ khởi động bất thình lình.

3. Quan sát cẩn thận những trường hợp sau khi bơm được cất giữ hoặc ngừng hoạt động trong thời gian dài.

Nước còn tồn tại trong bơm ngừng hoạt động có thể đóng băng khi thời tiết lạnh và có thể làm vỡ vỏ bơm. Để đảm bảo an toàn cho bơm phải tháo hết nước ra. Vận hành các bơm phụ một thời gian nào đó để bảo dưỡng trong điều kiện tốt nhất.

4. Những cho tiết có thể thay thế

Những chi tiết có thể thay thế được chỉ rõ trong bảng sau đây khi cần thiết:

TOP
Địa Chỉ
Hotline
Chat trên Zalo