Kiến thức cần biết về việc lắp đặt và sửa chữa máy bơm cứu hỏa

/ / Tư vấn kỹ thuật
bo bom cuu hoa ebara

Hiện nay, việc phòng cháy chữa cháy là công tác không thể nào bỏ qua đối với bất kì một tòa nhà hay công trình xây dựng nào. Đây là một điều bắt buộc để bảo vệ tính mạng và tài sản của con người. Tuy nhiên thì không phải ai cũng có kiến thức đầy đủ về việc mua, lắp đặt và bảo dưỡng bơm cứu hỏa.

Trên thị trường Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều những cơ sở chuyên cung cấp máy bơm chữa cháy có uy tín. Đa số các cơ sở này đều có dịch vụ bảo dưỡng máy bơm đặc biệt cho khách hàng của họ. Những loại bảo dưỡng thường gặp nhất là bảo dưỡng thường xuyên và bảo dưỡng theo từng cấp độ hỏng hóc. Nếu sau khi mua hàng, khách hàng chọn dịch vụ bảo dưỡng thường xuyên thì thiết bị sẽ được nhân viên của cửa hàng đến bão dưỡng hàng ngày tại cơ sở của khách hàng. Ở chế độ bảo dưỡng này, tất cả các chi tiết của máy bơm cứu hỏa sẽ được kiểm tra và thay thế nếu có dấu hiệu hỏng hóc. Ưu điểm của việc bảo dưỡng thường xuyên này là máy sẽ có thời gian sử dụng dài nhất có thể. Lượng nước làm mát máy, động cơ, nhiên liệu của máy bơm cứu hỏa sẽ luôn ở trong trạng thái tốt nhất và có thể hoạt động được bất cứ lúc nào. Nhược điểm của việc bảo dưỡng máy bơm cứu hỏa này là chúng khá tốn kém và nhiều lúc không cần thiết.

Nếu khách hàng lựa chọn việc bảo dưỡng theo cấp độ thì nhân viên của cửa hàng sẽ tùy thuộc vào thời gian đã sử dụng máy bơm để có thể kiểm tra và thay thế các chi tiết có dấu hiệu hỏng hóc. Khi mà máy đã chạy được hơn 50 tiếng thì đây là lúc mà máy bơm cứu hỏa cần được bảo dưỡng. Toàn bộ ốc vít trong máy sẽ được tháo ra và vệ sinh sạch sẽ, các mối liên kết của máy sẽ được kiểm tra cẩn thận, dầu bôi trơn sẽ được đổ vào thêm để máy có thể chạy êm và mượt nhất có thể. Ngoài ra thì hệ thống dây điện cũng sẽ được kiểm tra một cách tỉ mỉ để đảm bảo chúng không sẽ không xảy ra tình trạng chập điện trong quá trình hoạt động. Đặc biệt là với máy bơm cứu hỏa thuộc loại máy rơ mooc thì nhân viên bảo dưỡng sẽ có trách nhiệm kiểm tra bánh xe của máy để xem chúng có còn hoạt động tốt hay không. Để đảm bảo tình trạng của máy bơm cứu hỏa luôn ở trong tình trạng tốt nhất, điện áp tại mỗi ngăn của máy bơm phải luôn được giữ ở mức 1.7 V.  Nếu máy bơm ở dưới mức điện áp này thì cần phải được nạp lại năng lượng ngay lập tức.

Đối với các máy bơm cứu hỏa đã có số giờ hoạt động lớn hơn 200 giờ, quá trình bảo dưỡng sẽ có hơi phức tạp hơn một chút bởi lúc này máy đã hoạt động được khá lâu và phải được kiểm tra kĩ càng.  Toàn bộ các chi tiết của máy sẽ điều được tháo ra và được thay thế nếu có dấu hiệu hỏng hóc. Lượng nước làm mát máy, dầu bôi trơn và cả nhiên liệu sẽ được đổ đầy. Đường ống dẫn xăng sẽ được tháo ra và làm vệ sinh bởi đây là chi tiết dễ gây ra tình trạng cháy nổ nhất nếu bị rò rỉ. Ngoài ra thì các chi tiết khác như bình điện, lỗ thông hơi, bộ phận đánh lửa,  bộ phần hòa khí cũng cần phải được bảo dưỡng kĩ lưỡng. Sau mỗi lần kiểm tra bảo dưỡng, bước cuối cùng của nhân viên bảo dưỡng chính là chạy thử máy để xem lại độ kín, khả năng hoạt động và khả năng phun nước của máy bơm cứu hỏa.

TOP
Địa Chỉ
Hotline
Chat trên Zalo