Người sáng chế ra máy bơm thuốc trừ sâu chạy bằng ắc quy, ông Nguyễn Văn Hưởng ngụ tại thôn Yên Sơn, Yên Quang, Ninh Bình cho biết: “Thiết kế của chiếc máy rất nhỏ nhẹ, không phảu dùng tay bơm như các kiểu máy bơm mà nông dân vẫn dùng vì nó chạy bằng ắc quy, công suất sử dụng của máy cao mà giá thành lại rẻ hơn so với các loại máy bơm đang được
Vốn là người có nơi chôn rau cắt rốn là vùng quê nghèo, ông Hưởng hơn ai hết biết rõ nỗi vất vả của những người nông dân. Nhận thấy sự cồng kềnh và khó sử dụng của các loại máy nông nghiệp đang bày bán trên thị trường ông quyết tâm nghiên cứu, sáng chế ra một loại máy nhỏ gọn hơn, dễ sử dụng hơn để cho công việc của người nông dân bớt đi phần nào nặng nhọc. Sau nhiều năm tháng cần cù, không bỏ cuộc, chiếc máy bơm thuốc trừ sâu nhãn hiệu ông Hưởng đã ra đời. Chiếc máy vừa nhỏ nhẹ, vừa dễ sử dụng lại bảo vệ sức khỏe của người sử dụng nó.
Cấu tạo của máy bơm thuốc trừ sâu của ông rất đơn giản mà không kém phần hữu dụng. Tổng cân nặng của máy chỉ khoảng 2kg, số tiền để sử dụng thiết bị mới lắp ráp hoàn chỉnh chiếc máy chỉ rơi vào tầm 900.000 đồng. Tổng chi phí của máy còn giảm xuống tới một nửa nữa (khoảng 400.000 – 500.000) nếu lắp máy bằng các thiết bị đã qua sử dụng.
Thiết bị dùng để lắp thành một chiếc máy bơm này là 1 ắc quy 12V, vỏ bình 10l hoặc 18l và 1 cần phun, độ dài của cần phun khoảng 1,8m. Ông Hưởng nói: “Cứ dùng ắc quy xe máy để tiết kiệm chi phí không thì mua mới càng tốt”. Củ hút, một bộ đẩy tạo khí nén như máy bơm được đặt trong vỏ bình phun. Một công tắc dùng để nối vào ắc quy và máy nén được gắn ở giữa ắc quy và bình phun. Như vậy, thay vì dùng tay bơm như mọi khi người nông dân chỉ cần ấn vào công tắc là xong. Người nông dân đặc biệt sẽ không phải di chuyển nhiều khi máy bơm thuốc trừ sâu đã được trang bị 1 cần bơm dài tới 1,8m. Khi sử dụng loại máy bơm này khả năng thuốc trừ sâu bị bay vào người sẽ được giảm thiểu do độ phun rộng nhờ bình khí nén mạnh hơn nhiều so với các máy bơm hiện có. Nếu sử dụng liên tục thì máy hoạt động được từ 4 – 5 giờ, trong khoảng thời gian này máy bơm hết 10 – 12 bình thuốc.
Về chất lượng của máy bơm tự chế này, ông Hưởng hào hứng kể “Nhà tôi cũng đang dùng máy bơm loại này, thiết bị lắp máy bơm toàn là đồ cũ mà tới nay nó đã hoạt động được 4 năm rồi”
Với những lợi ích vượt trội mà chiếc máy bơm nhãn hiệu ông Hường này đem lại như hiệu suất cao, tốn ít sức, giá thành rẻ thì nông dân ở tỉnh Ninh Bình đang dần chuyển qua dùng chiếc máy bơm này. Thực sự, việc làm của ông Hưởng cần được biểu dương và khuyến khích để thúc đẩy phát triển nông nghiệp.